BỆNH VIỆN 24H

Phòng tránh 5 biến chứng tiểu đường nguy hiểm

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nếu không kiểm soát và tuân thủ các nguyên tắc điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm.

Các biến chứng tiểu đường thường xảy ra ở tim, thần kinh, mắt, thận… người bệnh nên đề phòng. Cụ thể:

Biến chứng tiểu đường ở tim 

Những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao từ 2 – 4 lần, bao gồm đột quỵ. Nguy cơ tim mạch ở người bệnh tiểu đường sẽ cao hơn nếu đi kèm các yếu tố như: béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao, hút thuốc hay ít vận động.

Những bệnh nhân mắc tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao từ 2 – 4 lần
Những bệnh nhân mắc tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao từ 2 – 4 lần

Biến chứng tiểu đường ở thần kinh và mạch máu

Tổn thương dây thần kinh và mạch máu, đặc biệt ở chân cũng là một biến chứng tiểu đường nghiêm trọng. Bệnh lý thần kinh có thể gây ra một số cảm giác khó chịu ở bàn chân (ngứa ran, rát, đau nhức), đồng thời có thể thay đổi hình dạng bàn chân, ngón chân. Ngoài ra, bệnh lý thần kinh cũng có thể làm giảm cảm giác đau, nóng/lạnh, khiến người tiểu đường không nhận biết được dễ có nguy cơ cao bị thương, nhiễm trùng.

Bệnh lý thần kinh do tiểu đường có thể tạo ra một số cảm giác khó chịu ở bàn chân
Bệnh lý thần kinh do tiểu đường có thể tạo ra một số cảm giác khó chịu ở bàn chân

Biến chứng tiểu đường ở chân có thể gây khô da, lở loét, hoại tử và cuối cùng là phải cắt bỏ chân nếu không điều trị kịp thời. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các vấn đề này là tập thể dục thường xuyên và mang giày thoải mái. Nếu người bệnh hút thuốc, hãy bỏ thuốc càng sớm càng tốt.

Biến chứng tiểu đường ở thận

Các vấn đề về thận cũng là một trong các biến chứng tiểu đường cần được chú ý nhiều. Khi lượng đường trong máu quá cao sẽ gây khó khăn cho thận trong việc lọc máu, làm cơ thể bị mất các protein quan trọng.

Đường huyết cao sẽ gây khó khăn cho thận trong việc lọc máu
Đường huyết cao sẽ gây khó khăn cho thận trong việc lọc máu

Một số triệu chứng của bệnh thận bao gồm: tích tụ chất lỏng, suy nhược, buồn nôn, mất ngủ và khó tập trung. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện khi bệnh trở nặng, do đó người bệnh tiểu đường nên thường xuyên xét nghiệm, kiểm tra định kỳ để có thể phát hiện các biến chứng (nếu có).

Biến chứng tiểu đường ở mắt

Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị giác ở bệnh nhân tuổi từ 20 - 74 tại Hoa Kỳ. Biến chứng tiểu đường về mắt có thể gây nhiều vấn đề về thị lực, trong đó có thể gây mù lòa nếu không được điều trị:

  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Đục thủy tinh thể
  • Bệnh võng mạc tiểu đường, liên quan đến các mạch máu nhỏ trong mắt
Biến chứng tiểu đường về mắt có thể gây nhiều vấn đề về thị lực
Biến chứng tiểu đường về mắt có thể gây nhiều vấn đề về thị lực

Các biến chứng này có thể được ngăn ngừa tới 90% nếu người bệnh điều trị đường huyết đúng cách cũng như kiểm tra mắt thường xuyên.

Biến chứng tiểu đường gây tăng huyết áp 

Tăng huyết áp cũng là một trong những biến chứng sức khỏe phổ biến nhất ở những người bị bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, các vấn đề về thị lực và bệnh thận.

Biến chứng tiểu đường về mắt có thể gây nhiều vấn đề về thị lực
Biến chứng tiểu đường về mắt có thể gây nhiều vấn đề về thị lực

Nếu đang “sống chung” với bệnh, cách tốt nhất để tránh biến chứng tiểu đường tăng huyết áp là lựa chọn chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Cố gắng giảm hết mức lượng natri ăn vào, nên ăn ngũ cốc nguyên hạt và tránh hút thuốc lá và rượu.  

                                                                                                                           Theo WebMD - Healthline

BÌNH LUẬN

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được tham gia bình luận!