Khi nào cơ thể ngủ quá nhiều?
Cơ thể thường sẽ cần giấc ngủ kéo dài từ 7-8 giờ để tự phục hồi, nhưng thực tế vẫn không có con số cụ thể về lượng giờ mà cơ thể cần phải ngủ. Nhưng nếu giấc ngủ ngắn hơn, cơ thể sẽ tự động chuyển sang trạng thái rối loạn. Nhu cầu về thời lượng ngủ có thể thay đổi đa dạng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
- Tuổi tác của bạn
- Mức độ luyện tập thể dục
- Tình trạng sức khỏe hiện tại
- Trạng thái tinh thần của một ngày

Đối với người trưởng thành từ 18-60 tuổi thường được các chuyên gia khuyến cáo rằng nên ngủ từ 7-9 tiếng vào mỗi đêm. Hoặc chẳng hạn khi cơ thể đang trong trạng thái căng thẳng hoặc bị ốm, lúc đó cơ thể sẽ ngủ nhiều hơn bình thường.
Ngủ quá nhiều có gây đau đầu?
Theo Healthline ngủ quá nhiều là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đầu. Các nhà khoa học đã tìm thấy một số mối liên hệ mật thiết giữa việc ngủ quá nhiều và tình trạng đau đầu:
Sự gián đoạn serotonin:
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, việc ngủ quá nhiều có gây ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não, đặc biệt là chất serotonin. Thông thường, chất dẫn truyền thần kinh serotonin sẽ giúp duy trì nhịp điệu sinh học hàng ngày và mô hình ngủ tự nhiên mà cơ thể tuân theo. Còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nghỉ ngơi và làm mới các quá trình diễn ra trong cơ thể.

Để thực hiện được quá trình các tế bào trong não, hay còn gọi là các tế bào thần kinh, sẽ giúp di chuyển serotonin đến một loạt các thụ thể được lập trình bởi gen của cơ thể nhằm sử dụng serotonin cho một mục tiêu cụ thể. Các serotonin sẽ truyền tín hiệu cho các thụ thể giúp cơ thể đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy.
Toàn bộ quá trình được gọi là đường dẫn truyền thần kinh. Nó chỉ là một trong nhiều gia đình của não bộ, giúp cơ thể hoàn thành được một số nhiệm vụ, cũng có thể coi như một tín hiệu não bộ khi cơ thể cần hoạt động hoặc nghỉ ngơi. Tuy nhiên khi ngủ quá nhiều có thể làm gián đoạn đường dẫn truyền thần kinh này.
Rối loạn giấc ngủ
Nguyên nhân gây ra đau đầu thường nhắc đến chính là rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có thể là chứng ngưng thở khi ngủ hoặc tình trạng mất ngủ.

Tình trạng mất ngủ có nghĩa là ngay khi đang ngủ nhưng não bộ có thể không đi vào giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) một cách hoàn toàn, đây là một trong những phần quan trọng của chu kỳ giấc ngủ để giúp cơ thể có một giấc ngủ ngon. Khi ngủ không đủ giấc REM cơ thể sẽ sản xuất ra một số protein khiến hệ thần kinh bị kích thích và có thể dẫn đến tình trạng đau nửa đầu.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng cung cấp thiếu cho não lượng oxy thích hợp trong giấc ngủ có thể dẫn đến đau đầu sáng sớm. Những người hay ngáy trong khi ngủ thường là người bệnh hội chứng ngưng thở đi ngủ. Ngoài ra còn một số cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và khó tập trung thời gian còn lại trong ngày.
Một số nguyên nhân khác
Đau đầu khi thức dậy vào buổi sáng còn có một số nguyên nhân khác:
- Chứng ngủ lịm.
- Lo lắng quá mức làm gián đoạn giấc ngủ.
- Ngáy ngủ.
- Chứng nghiến răng khiến căng cơ đầu và cổ.
- Mất nước.
- Uống nhiều rượu làm gián đoạn nhịp điệu sinh học hàng ngày.
- Bỏ bữa và uống quá nhiều caffeine.

Tuy nhiên một số lưu ý về các triệu chứng nhức đầu dưới đây cần phải đi khám bác sĩ ngay:
- Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và dữ dội.
- Bị đau đầu sau khi gặp chấn thương ở đầu.
- Đau nhức đầu tái phát.
- Đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như suy nhược, lú lẫn, các vấn đề về thị lực, mất y thức hoặc khó thở.
Làm thế nào để làm giảm cơn đau đầu vào buổi sáng?
Có thể khắc phục được chứng đau đầu vào buổi sáng bằng một số biện pháp dưới đây trước khi các hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng:
- Sử dụng thuốc giảm đau đầu.
- Kéo giãn cơ đầu và cổ để giảm sự căng thẳng.
- Bổ sung nước để bù nước cho cơ thể.
- Thay thế caffeine bằng một tách trà thảo mộc ấm.
- Tập các bài tập thở để thư giãn cơ bắp.
- Nằm thư giãn trên giường nhưng không nên tiếp tục ngủ.

Để ngăn ngừa những cơn đau đầu vào buổi sáng một số cách sẽ giúp cơ thể ổn định và có giấc ngủ ngon hơn:
- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày.
- Tắt nguồn các thiết bị có ánh sáng xanh.
- Không ăn quá nhiều hay uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
- Thư giãn trước khi ngủ.
- Uống một chút thức uống ấm nóng không chứa caffeine.
- Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu hay tạo bầu không khí thư giãn nơi ngủ.
- Luôn để sẵn một ly nước lọc cạnh giường.
- Tự áp dụng một số kỹ thuật giúp chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
Nếu như áp dụng những phương pháp trên vẫn không giúp giấc ngủ ngon hơn, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và có kế hoạch điều trị phù hợp.
BÌNH LUẬN
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được tham gia bình luận!