Đó là kết quả của một nghiên cứu công bố trên tạp chí European Heart Journal do đại học London (UCI) thực hiện trên hơn 85.000 người tại Anh, Đan Mạch, Thuỵ Điển và Phần Lan. Không người nào trong số này bị rung nhĩ khi tham gia nghiên cứu, nhưng trong mười năm tiếp theo có 1.061 người lại có vấn đề này.

Con số này tương đương 12,4 ca rung nhĩ/1.000 người nghiên cứu, nhưng khi tập trung vào nhóm người làm việc 55 giờ/tuần hay nhiều hơn, tỷ lệ lại tăng lên 17,6 ca/1.000 người.
Nói cách khác, những người làm việc quá sức sẽ có 40% nguy cơ bị rung nhĩ so với người làm việc 35 – 40 giờ/tuần, thậm chí sau khi người ta loại bỏ những yếu tố gây nhiễu như tuổi tác, giới tính, béo phì, tình trạng kinh tế – xã hội, thói quen hút thuốc, uống rượu và tập luyện. Mika Kivimaki, tác giả nghiên cứu nói: “Rung nhĩ góp phần gây ra đột quỵ và nhiều vấn đề sức khoẻ khác như suy tim hay sa sút trí tuệ liên quan đến đột quỵ”.
Theo các tác giả nghiên cứu, con số 40% nguy cơ rung nhĩ ở người làm việc quá sức không phải là vấn đề gì lớn, vì thực tế nó phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ sẵn có của cá nhân. Cụ thể những người có nhiều yếu tố nguy cơ như lớn tuổi, nam giới, bị tiểu đường, hút thuốc nhiều mới dễ bị rung nhĩ.
Năm qua một nghiên cứu cũng cho thấy tác hại của làm việc quá sức. Đó là những người làm việc 60 giờ/tuần hay nhiều hơn thì có nhiều nguy cơ bị ung thư, bệnh tim, tiểu đường, hen suyễn và viêm khớp so với người làm việc 30 – 40 giờ/tuần.
Theo TGTT
BÌNH LUẬN
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được tham gia bình luận!
Những con số này có thể áp dụng ở nước ngoài, VN lao động chân tay nhiều lắm
Bạn Trần Tuấn nói có lý, ở Việt Nam làm gì kiếm ra ai làm việc quá sức, chỉ có chơi quá sức thôi!