Trẻ bị tiêu chảy - Các dấu hiệu nguy hiểm cần cảnh giác
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, ở trẻ em mức độ nguy hiểm của bệnh thường nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu chủ quan.
- Phòng ngừa và xử lý Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ
- Trẻ bị tiêu chảy, phải làm sao?
- 9 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe trẻ đang bị đe dọa
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ
Có thể kể đến những nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy ở trẻ bao gồm:
- Do vi khuẩn, vi rút: Vi khuẩn Salmonella, E.coli; vi rút Rota hay ký sinh trùng Giardia đều là những “đối tượng” gây tiêu chảy ở trẻ. Ngoài triệu chứng phân lỏng, chúng còn khiến trẻ bị nôn mửa, đau bụng, đau đầu và phát sốt.

Khi trẻ bị tiêu chảy, điều cần quan tâm là tránh bị mất nước.
+ Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được bú thêm sữa mẹ hoặc uống thêm dung dịch bù nước.
+ Với những trẻ lớn hơn khi bị tiêu chảy có thể uống bất cứ loại nước nào trẻ thích để giữ nước.
- Do thuốc: Một số loại thuốc nhuận tràng hoặc kháng sinh cũng có thể dẫn đến tiêu chảy ở cả trẻ em và người lớn.
Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhẹ, vẫn cho trẻ uống bù nước vừa phải. Ngoài ra cần xem lại loại thuốc đang dùng cho trẻ cũng như hỏi thêm ý kiến bác sĩ để thay đổi liều lượng hoặc chuyển sang thuốc khác.
Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa chua hoặc probiotic có khả năng giúp giảm tình trạng tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh. Các lợi khuẩn trong sữa chua hoặc probiotic giúp đường ruột thêm khỏe mạnh trước ảnh hưởng của kháng sinh.
- Ngộ độc thực phẩm: Trẻ dễ bị tiêu chảy vì nguyên nhân này. Các dấu hiệu thường diễn ra rất nhanh như đau bụng, nôn ói và chúng thường qua đi trong vòng 24 giờ.
Khi điều trị tiêu chảy liên quan đến ngộ độc thực phẩm cũng cần cho trẻ uống nhiều nước mẹ nhé!
- Một số nguyên nhân khác: Bệnh ruột kích thích, bệnh Crohn (dạng bệnh về viêm ruột), bệnh Celiac (không dung nạp gluten)… cũng có thể gây tiêu chảy.
Lưu ý: Với những trường hợp trên, nếu thấy trẻ tiêu chảy kéo dài không dứt hoặc xuất hiện các dấu hiệu lạ kèm theo cần đưa đến bác sĩ ngay.
Dấu hiệu trẻ bị mất nước
Mất nước là một trong những biến chứng nguy hiểm với trẻ vì có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Tiêu chảy nhẹ gây mất nước không đáng kể nhưng nếu tình trạng vừa và nặng thì rất nguy hiểm. Hãy quan sát, khi tiêu chảy nếu trẻ có các dấu hiệu dưới đây chứng tỏ cơ thể trẻ đang bị thiếu nước trầm trọng cần phải bù nước ngay:
- Chóng mặt
- Miệng khô dính
- Không đi tiểu hoặc tiểu rất ít, nước tiểu có màu vàng đậm
- Khóc không có hoặc có ít nước mắt
- Người mệt mỏi, thiếu năng lượng

Các dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đi bệnh viện gấp
- Không thể ngồi hay đứng dậy
- Chóng mặt choáng váng
- Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
- Trẻ bị tiêu chảy khi dưới 6 tháng tuổi
- Nôn ói có màu xanh/vàng hoặc có máu
- Đi tiêu liên tục và nôn mửa nhiều hơn 2 lần/ngày
- Sốt trên 40.5 độ C hoặc 38 độ C với trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Có các dấu hiệu mất nước
- Đi ngoài ra máu
- Không đi tiểu trong 6 tiếng (với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) và 12 tiếng với trẻ lớn hơn.
Theo WebMD
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!