5 cách giảm đau bụng trên rốn tại nhà
Đau bụng trên rốn hay đau bụng thượng vị có thể là một dấu hiệu bệnh lý. Ngoại trừ trường hợp nặng cần đến bác sĩ, bạn có áp dụng các chườm nóng, uống gừng… để giảm đau.
- Các cách giảm đau bụng không cần thuốc
- 3 cách giảm đau bụng kinh sai lầm chị em thường mắc phải
- Nhận diện bệnh qua triệu chứng đau bụng
Đau bụng trên rốn là gì?
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về cơn đau bụng trên rốn để có cách xử trí phù hợp. Cơn đau trên rốn có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó những nguyên nhân chính có thể kể đến là nhiễm trùng, khối u bất thường, viêm, tắc nghẽn hoặc những rối loạn chức năng hệ tiêu hóa.
Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau bụng khác nhau tương ứng với những vị trí đau khác nhau. Những cơn đau bụng trên rốn thường liên quan đến gan, thận, một phần ruột, lách, tụy và dạ dày.
Cơn đau có thể âm ỉ từng cơn, cũng có khi nóng rát dữ dội, có thể lan lên trên ngực hay vòng ra sau lưng. Ngoài ra còn có nhiều biểu hiện khác nhau đi kèm như ợ hơi, chán ăn, sụt cân, buồn nôn, nôn.
Đến bác sĩ gấp khi có những dấu hiệu đau bụng trên rốn dưới đây
- Cơn đau trên rốn tăng dần và di chuyển xuống dưới bên phải bụng
- Xuất hiện cơn đau ngực hoặc cơn đau lan lên ngực, cằm, cánh tay hoặc ra sau lưng
- Nôn ói nhiều lần mà không thể kìm lại
- Nôn hoặc đi cầu ra máu (màu đỏ tươi hoặc đen)
- Có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, choáng, khó thở
- Sốt 38°C hoặc cao hơn
- Cảm giác nhìn thấy bụng phình to ra

Trường hợp nhẹ, giảm đau bụng trên rốn tại nhà bằng cách sau
Nếu không có các dấu hiệu kể trên, bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để làm dịu đi cơn đau bụng trên rốn tại nhà.
- Uống nước
Uống nhiều nước khi có những cơn đau bụng trên rốn (do viêm phổi/nhiễm trùng đường tiểu) giúp thúc đẩy quá trình thải độc tố ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp cơ thể bạn có môi trường lý tưởng để các phản ứng hóa học có lợi xảy ra một cách dễ dàng.
Lưu ý: Không uống những đồ uống có chất kích thích như rượu, cà phê khi đang bị đau bụng.
- Chườm nóng
Chườm nóng là một phương pháp hiệu quả, nhanh chóng để giảm nhẹ cơn đau bụng trên rốn. Ngoài ra việc chườm nóng cũng có tác dụng giảm viêm.
Chuẩn bị một bình nước nóng hoặc ấm được bọc lại trong một chiếc khăn sau đó đặt lên vùng bị đau trong 5 đến 10 phút. Có thể lặp lại nếu cảm thấy cần thiết.
Lưu ý: bạn nên cẩn thận khi sử dụng bình nước nóng nếu không muốn làm mình bị bỏng.

- Nước giấm/rượu táo
Nước giấm/rượu táo cũng giúp làm nhẹ cơn đau bụng trên rốn, cải thiện hệ tiêu hóa và duy trì ổn định nồng độ pH cho cơ thể.
Cách thực hiện:
- Trộn một muỗng giấm/rượu táo nguyên chất trong một ly nước ấm
- Thêm 1 muỗng cà phê mật ong
- Thưởng thức 2 lần/ngày cho đến khi cơn đau bụng rời bỏ bạn
- Gừng
Một phương thuốc tại nhà giúp giảm nhẹ cơn đau bụng trên rốn rất hữu hiệu khác chính là gừng. Với tính kháng viêm tự nhiên, gừng giúp cải thiện các triệu chứng của viêm dạ dày cũng như các biểu hiện đầy hơi, khó tiêu.
Một ít trà gừng ấm có tác dụng giảm đau. Bạn có thể cắt những lát gừng mỏng rồi pha chúng với nước nóng, ngâm trong khoảng 10 phút, lọc lấy nước, thêm một chút mật ong nếu muốn. Cuối cùng hãy thưởng thức ngay ly trà gừng bạn vừa pha lúc còn ấm. Bạn cũng có thể nhai những lát gừng đã dùng để pha trà nếu muốn.
- Nghệ
Nhờ tính nhiệt kết hợp với hợp chất có tính kháng viêm là Curcumin nên nghệ có thể làm dịu những cơn đau bụng do dạ dày. Ngoài ra, nghệ còn có khả năng tăng tiết axit để duy trì độ pH trong dạ dày giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Vì những tính năng trên mà nghệ được xếp vào nhóm thuốc cổ truyền có khả năng hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa cũng như cải thiện triệu chứng khi cơ quan này bị rối loạn, điển hình là những cơn đau bụng trên rốn.
Cách sử dụng nghệ cũng giống như gừng. Bạn có thể pha uống với nước hoặc nhai.
- Cam thảo
Cam thảo là một loại cỏ ẩn chứa nhiều “năng lực” kỳ diệu có khả năng chữa trị một số rối loạn của dạ dày, trong đó có cơn đau bụng trên rốn. Loại cỏ này giúp tạo ra lớp nhầy bảo vệ bề mặt của các cơ quan trong hệ tiêu hóa khỏi sự kích thích của những chất có trong dịch dạ dày.
Một công dụng khác của cam thảo là giúp vận động của ruột tốt hơn, tránh được tình trạng khó tiêu, đầy hơi.
Bạn có thể pha một thìa cà phê cam thảo với nước nóng trong khoảng 10 phút. Uống 2 đến 3 lần trong một tuần.
Trên là một số phương thuốc bạn có thể áp dụng tại nhà nhằm làm dịu những cơn đau bụng trên rốn. Cần lưu ý: Các phương pháp trên chỉ được sử dụng khi chắc chắn rằng tình trạng của bạn không thuộc những dấu hiệu nguy hiểm đã được đề cập ở trên.
BS. Cao Hùng Linh Ân
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!